Chuyển tới nội dung

Recommended Posts

Sau văn bản chấp thuận chủ trương, các dự án có quy mô lớn phải triển khai công tác quy hoạch: Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

 

1/ Thế nào là quy hoạch chi tiết 1/500

 

Quy hoạch chi tiết theo tỷ lệ 1/500 (hay còn được hiểu là quy hoạch chi tiết xây dựng) có khá nhiều điểm khác biệt với quy hoạch 1/2000, cụ thể:

– Quy hoạch 1/500 phải gắn liền với một dự án đầu tư cụ thể.

– Quy hoạch 1/500 là cơ sở để được cấp giấy phép xây dựng (sau này cho dự án) và lập dự án đầu tư xây dựng.

– Các chỉ tiêu về xây dựng phải có mà quy hoạch 1/500 phải thể hiện như: dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tổ chức không gian, kiến trúc, công trình hạ tầng, kiến trúc thiết kế chi tiết của từng lô đất, đánh giá môi trường…với quy hoạch 1/500, chúng ta có thể xác định được mối quan hệ giữa các công trình thuộc quy hoạch với các yếu tố bên ngoài của quy hoạch như: cổng vào, đường đi, tường rào…

 

2/ Quy hoạch 1/500 được phê duyệt bởi các cơ quan nào?

 

– Bộ xây dựng: phê duyệt đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của thủ tướng chính phủ.

– UBND cấp tỉnh: phê duyệt đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh.

– UBND cấp huyện: phê duyệt đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp huyện, các đồ án thuộc quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch xây dựng nông thôn.

Lưu ý: quy định về thẩm quyền phê duyệt nêu trên mang tính chất chung trong quản lý hành chính nhà nước, có một số UBND cấp tỉnh ủy quyền lại việc có ý kiến hay phê duyệt hoc ơ quan chuyên môn, ví như: ủy quyền cho sở quy hoạch kiến trúc. Trong tất cả mọi trường hợp phê duyệt quy hoạch 1/500 thuộc thẩm quyền của UBND cấp quận/huyện thì nhất thiết phải có ý kiến thống nhất của sở quy hoạch kiến trúc hay của UBND cấp tỉnh trước khi UBND cấp quận/huyện phê duyệt.

 

3/ Điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500

 

Về mặt khái niệm, điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 được hiểu là điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng, chứ không phải là điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng (khái niệm điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng được hiểu là điều chỉnh tỷ lệ 1/2000).

 

4/ Các trường hợp nào phải lập quy hoạch 1/500

 

Nhìn chung, với một dự án đầu tư xây dựng cụ thể, chủ đầu tư cần phải lập quy hoạch chi tiết 1/500 sau khi khu vực đầu tư đã có quy hoạch 1/2000. Tuy nhiên, có các ngoại lệ sau đây trong trường hợp dự án đầu tư do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện:

– Dự án có quy mô nhỏ hơn 5ha (riêng nhà ở chung cư nhỏ hơn 2ha) thì không bắt buộc phải lập quy hoạch chi tiết 1/500 nhưng phải đảm bảo bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 đã được phê duyệt, đảm bảo đấu nối hạ tầng kỹ thuật và phù hợp về không gian kiến trúc với khu vực xung quanh.

– Đối với dự án có quy mô trên ha (trên 2ha đối với nhà ở chung cư) phải tiến hành lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 trên cơ sở quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 đã được phê duyệt.

– Riêng với công trình đơn lẻ: không lập và trình duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 nhưng phải đảm bảo bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 đã được phê duyệt, đảm bảo sự đấu nối hạ tầng kỹ thuật và phù hợp về không gian kiến trúc với khu vực xung quanh.

Lưu ý: khá nhiều các tỉnh thành đều có các hướng dẫn riêng liên quan đến quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình của mình, nên các nhà đầu tư cần lưu ý các quy định riêng này.

 

5/ Hồ sơ lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500

Để có được quyết định quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 thì doanh nghiệp phải có 8 loại hồ sơ: Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt của chủ đầu tư, cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị, văn bản cung cấp thông tin quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực hoặc Chứng chỉ quy hoạch, Văn bản công nhận là Chủ đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư của UBND thành phố, Thuyết minh có đính kèm các sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán và hình ảnh minh họa, Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 , Dự thảo Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết.

 

Nếu dự án thực hiện cả quy hoạch 1/2000 và 1/500 thì giai đoạn trình duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 sẽ được rút ngắn hơn. Một số dự án có yêu cầu gấp về tiến độ, cơ quan quản lý nhà nước có thể cho phép bỏ qua giai đoạn quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 để thực hiện quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 trên cơ sở chủ trương và các quy hoạch chung hiện có.

Đã sửa bởi Dự Án Quản Lý
Liên kết tới bài
Chia sẻ trên trang khác

Đăng (đã sửa)
Chi phí thiết kế xây dựng công trình thường chỉ chiếm một vài phần trăm giá trị xây dựng, nếu chỉ quan tâm đến việc chọn tư vấn thiết kế có giá thiết kế rẻ nhất thì chủ đầu tư có thể trả một cái giá rất đắt cho chi phí thi công, thực hiện công trình hay khi vận hành sử dụng.
 
Điều quan trọng nhất của tư vấn thiết kế trong xây dựng là phải đưa ra giải pháp thiết kế kinh tế nhất cho chủ đầu tư về mặt kỹ thuật. Đó là giải pháp thiết kế kiến trúc tối ưu diện tích sàn kinh doanh/hữu dụng, lựa chọn vật liệu sử dụng tiết kiệm năng lượng. Đó còn là giải pháp cấu tạo các khung kết cấu hợp lý nhất, giải pháp lựa chọn phương án thiết kế móng tiết kiệm chi phí xây dựng nhất. Đó còn là sự am hiểu các thiết bị cơ điện mới nhất để có giải pháp thông minh đem đến nhiều tiện ích khi sử dụng nhưng lại có giá thành lắp đặt hợp lý nhất.
 
Với các dự án nhà ở có quy mô lớn, việc tăng thêm một 1% diện tích sàn sử dụng của thiết kế kiến trúc có thể giúp chủ đầu tư tăng doanh thu thêm một vài triệu đô. Việc tính toán và quyết định lựa cho những phương án thiết kế kết cấu móng khả thi của móng bè hay móng cọc ép thay cho cọc khoan nhồi, cọc barette cũng có thể tiết kiệm cho chủ đầu tư không phải đem tiền chôn dưới đất một vài trăm tỉ đồng. Hay những giải pháp thiết kế kiến trúc sử dụng thông gió chiếu sáng tự nhiên của nhà xưởng, trung tâm thương mại có thể giúp chủ đầu tư không những có được công trình đạt tiêu chuẩn xanh thân thiện với môi trường mà còn giảm chi phí xây dựng và đặc biệt là giảm chi phí vận hành.
 
Vậy nên chọn tư vấn thiết kế cho dự án, chủ đầu tư không nên chọn giá rẻ nhất mà phải chọn đơn vị tư vấn có thể đem đến giải pháp thiết kế tối ưu nhất cho dự án, giải pháp thiết kế tiết kiệm nhất khi thi công và vận hành.
 
Song Nam là một trong những đơn vị tư vấn thiết kế rất có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế tối ưu chung cư cao tầng và thiết kế nhà xưởng công nghiệp. Các phương án kiến trúc của Song Nam luôn có diện tích sàn kinh doan từ 82-84%, cá biệt có dự án lên đến 86%. Với giải pháp thiết kế kết cấu tối ưu cho dự án Tổ hợp cao ốc Xi Grand Court, Song Nam đã giúp chủ đầu tư tiết kiệm hơn 150 tỉ đồng. 
Đã sửa bởi Dự Án Quản Lý
Liên kết tới bài
Chia sẻ trên trang khác

Đăng (đã sửa)

Tư vấn thiết kế xây dựng là chiếc cầu nối giữa khách hàng – chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp, là hoạt động đáp ứng nhu cầu tự thân của ngành xây dựng trong cơ chế mới. 

 

1550715452_80_110420-Gemini-Headeredited.thumb.png.bb61654415289a2c16171423a7d004f0.png

 

Tư vấn thiết kế xây dựng hết sức quan trọng cho mỗi công trình, tư vấn sử dụng các sản phẩm, vật liệu có giá cả hợp lý nhưng vẫn phù hợp với đặc tính và công năng sử dụng của công trình mà vẫn đẹp, vẫn sang trọng.

 

Thiết kế xây dựng có phạm quy bao hàm khá rộng lớn từ các công trình mang tầm chiến lược quốc gia như thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật lẫn các công trình dân dụng như xây dựng nhà ở, trường học… tất cả đều có điểm chung đó lài sự triển khai sáng tạo các công trình xây dựng đến một mục đích cụ thể nào đó, nó làm cho các ý tưởng trở thành thực tiễn và hấp dẫn người dùng hoặc khách hàng.

 

Lực lượng tư vấn tích cực tham gia giúp chủ đầu tư trong các dự án từ khâu đầu đến khâu cuối, từ khâu đầu tư lập dự án đến khảo sát, thiết kế các công trình cho đến khâu giám sát nhà thầu thực hiện dự án, mua sắm trang thiết bị, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Hay nói cách khác, thiết kế xây dựng là quá trình lập ra các bản vẽ, biểu mẫu, tính toán, đánh giá các chỉ tiêu để thuyết minh, biện chứng về mặt kĩ thuật cũng như về mặt kinh tế của các hạng mục và các công trình xây dựng.

 

Thiết kế xây dựng bao gồm các nội dung sau

 

– Công nghệ thi công

– Công năng sử dụng

– Phương án thiết kế kiến trúc

– Tuổi thọ công trình

– Phương án thiết kế kết cấu

– Phương án phòng cháy chữa cháy

– Giải pháp bảo vệ môi trường

– Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao

– Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng

 

Việc tư vấn thiết kế hiệu quả sẽ làm giảm chi phí, thời gian cho Chủ đầu tư rất nhiều. Với dịch vụ đa dạng và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng. SONG NAM luôn được lựa chọn với sự uy tín, chất lượng và tác phong làm việc nghiêm túc. Nếu bạn đang cần một nhà tư vấn cho công trình xây dựng của bạn đẹp, độc, sáng tạo và chất lượng hãy liên hệ công ty chúng tôi:

 

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM 

Hotline tư vấn : 0769.861.168

Email: songnam09@gmail.com 

Đã sửa bởi Dự Án Quản Lý
Liên kết tới bài
Chia sẻ trên trang khác

Đăng (đã sửa)

Kỹ sư giám sát là người chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp công tác thi công tại các công trình xây dựng. Làm sao để giám sát công trình xây dựng thật hiệu quả, vừa đảm bảo chất lượng vừa đáp ứng yêu cầu về tiến độ là điều mà các kỹ sư giám sát phải quan tâm. 

 

Hôm nay, Song Nam xin chia sẻ một số điều cần biết về cách giám sát công trìnhxây dựng hiệu quả để các bạn tham khảo.

 

Tư vấn giám sát công trình hiệu quả ngay từ khâu thiết kế

 

Nhiệm vụ của người kỹ sư giám sát trong giai đoạn này kiểm tra tất cả các yêu cầu xây dựng của chủ đầu tư phải được thể hiện trong hồ sơ thiết kế - kỹ thuật và mọi chi phí thẩm tra dự toán xây dựng phải khớp với ngân sách. Hồ sơ thiết kế chính bàn bản vẽ chi tiết các mặt đứng – mặt cắt – phối cảnh 3D của công trình, bạn cần quan sát kỹ mô hình 3D của công trình để có được những hình dung rõ ràng, cụ thể về những hạng mục của công trình. Với hồ sơ kỹ thuật – bản vẽ chi tiết các hạng mục xây dựng, bạn cần kiểm tra – đối chiếu kỹ các số liệu về đơn giá để quản lý tốt chi phí xây dựng.

 

Tư vấn giám sát - nghiệm thu từng hạng mục theo tiến độ thi công phần thô

 

Xây dựng phần thô được xem là phần quan trọng bậc nhất trong kết cấu của một công trình, do đó công tác giám sát cần phải được đặc biệt chú trọng. Hoạt động giám sát trong giai đoạn này bao gồm: kiểm tra vật liệu xây dựng có đúng khối lượng – chủng loại và chất lượng hay không, theo dõi tiến độ thi công từng công đoạn,… và phối hợp nghiệm thu khi từng hạng mục được hoàn thành. Trong quá trình xây dựng, nếu có những yếu tố khách quan buộc phải thay đổi phương thức thi công thì kỹ sư giám sát cần phải làm việc với chủ đầu tư, nhà thầu và kiến trúc sư để đưa ra phương án giải quyết hiệu quả nhất, tùy thuộc vào tình hình thực tế.

 

Tư vấn giám sát giai đoạn hoàn thiện theo đúng trình tự

 

Giai đoạn hoàn thiện sẽ quyết định yếu tố thẩm mỹ của một công trình, cho nên công tác giám sát cần phải sát sao, để khi công trình hoàn tất, không cần phải đục đẽo sửa chữa. Với các công trình cao tầng thì gian đoạn hoàn thiện cần được tiến hành từ tầng cao nhất xuống dưới để hạn chê việc đi lại ảnh hưởng đến chất lượng các hạng mục đã hoàn thành. Quy trình hoàn thiện một công trình xây dựng được tiến hành theo các bước sau: tô tường - láng sàn - ốp, lát gạch - sơn tường.

 

Song Nam là công ty tư vấn thiết kế kiến trúc, thiết kế kết cấu, cơ điện, thi công xây dựng và quản lý dự án quy mô lớn ở TPHCM. 

 

Liên hệ:

 

Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam

 

Địa chỉ: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM 

Điện thoại: + (84.28) 3848 4995 

Hotline : 0769 861 168

Đã sửa bởi Dự Án Quản Lý
Liên kết tới bài
Chia sẻ trên trang khác

Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại, nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy – bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc.

Trong khoảng một thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng. Công tác quản lý đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan. Do đó, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ở nước ta trong thời gian tới. Thực tiễn đó đã thúc đẩy sự ra đời một công việc mới mang tính chuyên nghiệp thực sự: Quản lý dự án – một nghề đòi hỏi tính tổng hợp và chuyên nghiệp từ các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tư vấn, kể cả trong nước và nước ngoài.

quan-ly-du-an-cung-la-mot-nghe-4-300x233

Trước hết, cần phải hiểu Quản lý dự án (Project Management – PM) là công tác hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh của một dự án và kích thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và thời gian dự kiến. Nói một cách khác, Quản lý dự án (QLDA) là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của dự án nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại. Nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy – bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc. Trong khi đó, công việc của quản lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư. Cho nên việc điều hành quản lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định.

Vòng đời của Dự án

Mỗi dự án đầu tư xây dựng đều có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc rõ ràng nên dự án có một vòng đời. Vòng đời của dự án (Project life cycle) bao gồm nhiều giai đoạn phát triển từ ý tưởng đến việc triển khai nhằm đạt được kết quả và đến khi kết thúc dự án.

Thông thường, các dự án đều có vòng đời bốn giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn hình thành dự án; giai đoạn nghiên cứu phát triển; giai đoạn thực hiện & quản lý; giai đoạn kết thúc.

Tiến trình công việc chính như: Xây dựng ý tưởng ban đầu, xác định qui mô và mục tiêu, đánh giá các khả năng, tính khả thi của dự án, xác định các nhân tố và cơ sở thực hiện dự án;

Vòng đời của Dự án

Giai đoạn hình thành dự án có các công việc chính như: Xây dựng ý tưởng ban đầu, xác định qui mô và mục tiêu, đánh giá các khả năng, tính khả thi của dự án, xác định các nhân tố và cơ sở thực hiện dự án.

Giai đoạn nghiên cứu phát triển: xây dựng dự án, kế hoạch thực hiện và chuẩn bị nguồn nhân lực, kế hoạch tài chính và khả năng kêu gọi đầu tư, xác định yêu cầu chất lượng, phê duyệt dự án;

Giai đoạn thực hiện (hay giai đoạn triển khai): thông tin tuyên truyền, thiết kế Quy hoạch và Kiến trúc, phê duyệt các phương án thiết kế, tư vấn đấu thầu xây dựng và tổ chức thi công xây dựng, quản lý và kiểm soát;

Giai đoạn kết thúc: hoàn thành công việc xây dựng, các hồ sơ hoàn công, vận hành thử công trình, giải thể nhân viên, kiểm toán và tất toán. Trong mỗi dự án đều có nhiều thành phần tham gia, còn gọi là các bên của dự án. Các bên của dự án là các cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến dự án, hoặc là những người được hưởng lợi hay bị xâm hại khi dự án thành công, bao gồm: Chủ đầu tư, Nhà tài trợ hoặc người cung cấp tài chính, Ban quản lý dự án, Khách hàng, Nhà tư vấn thiết kế, Nhà thầu chính và các nhà thầu phụ, Các nhà cung ứng, Cơ quan quản lý nhà nước, Nhân dân địa phương, Nhà bảo hiểm…

Công tác quản lý dự án mang tính tổng hợp và chuyên sâu

Công tác quản lý dự án mang tính tổng hợp và chuyên sâu

Ban quản lý dự án

Như trên đã trình bày, ban quản lý dự án là một thành phần quan trọng của dự án xây dựng, đó là một cá nhân hoặc một tổ chức do chủ đầu tư thành lập, có nhiệm vụ điều hành, quản lý dự án trong suốt quá trình thực hiện dự án. Các thành phần của Ban QLDA có thể thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của dự án, tuy nhiên luôn có người lãnh đạo và chịu trách nhiệm chính, đó là Giám đốc dự án (Project Manager), hay Giám đốc điều hành dự án, hay Người quản lý dự án. Ðây phải là một người có trình độ học vấn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, có bản lĩnh cá nhân vững vàng, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, và phải biết ngoại ngữ trong trường hợp dự án có sự hợp tác với các đối tác nước ngoài.

Giám đốc điều hành dự án có thể là một Kiến trúc sư, một Kỹ sư xây dựng, hay một chuyên gia kinh tế xây dựng. Giám đốc dự án là người hiểu rõ chủ trương, ý đồ của chủ đầu tư, đồng thời hiểu cặn kẽ mọi khía cạnh của dự án. Từ đó truyền đạt lại cho các thành viên khác và phải đưa ra những quyết định chính xác, hợp lý và khách quan trong quá trình quản lý, nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đã đề ra. Giám đốc dự án sẽ hoạt động liên tục trong suốt quá trình của dự án, từ khi nghiên cứu lập báo cáo dự án đến giai đoạn thiết kế, giai đoạn đấu thầu, giai đoạn thi công xây dựng và cuối cùng là giai đoạn nghiệm thu bàn giao công trình.

Ban quản lý dự án

Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc dự án

Thay mặt chủ đầu tư làm việc với các đối tác và các cơ quan hữu quan trong suốt quá trình thực hiện dự án. Chẳng hạn, trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng một khách sạn quốc tế mà chủ đầu tư ký hợp tác với một nhà quản lý khách sạn nước ngoài, đảm bảo tính chuyên nghiệp khi công trình đưa vào sử dụng, thì khi đó ban QLDA sẽ thay mặt chủ đầu tư làm việc với Nhà quản lý khách sạn và các đơn vị tư vấn thiết kế theo sơ đồ làm việc ba cực.

Trong trường hợp dự án có qui mô lớn, chức năng sử dụng phức tạp hay dự án có yêu cầu cao về chất lượng, kỹ thuật (ví dụ như dự án xây dựng bệnh viện, khách sạn, khu liên hợp thể thao hay công trình hạ tầng kỹ thuật,…) thì cần thiết phải huy động các dịch vụ tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp. Cần phải lưu ý rằng, một trong những lý do chủ yếu của việc thất bại, chậm trễ hay vượt ngân sách của các dự án bất động sản là sự yếu kém hoặc thiếu kinh nghiệm của ban QLDA.

ThS.KTS Ngô Lê Minh
Khoa Kiến trúc – Quy hoạch,
Trường Ðại học Xây Dựng Hà Nội

Liên kết tới bài
Chia sẻ trên trang khác

Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng là các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.

 

Hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án xây dựng

Hiện nay, việc xác định chi phí quản lý dự án xây dựng được theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng.

Ông Đỗ Văn Hòa (Hà Nội) hỏi, trường hợp chủ đầu tư chỉ thực hiện quản lý dự án một giai đoạn trong quá trình đầu tư dự án (ví dụ chủ đầu tư A chỉ quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị dự án) thì chi phí quản lý dự án của chủ đầu tư A được xác định như thế nào?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Chi phí quản lý dự án xây dựng được xác định theo quy định tại Chương I, Phần II, Phụ lục số VIII Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành định mức xây dựng.

Các hình thức quản lý dự án quy định tại Điều 62 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 19, Điều 1 Luật Xây dựng 2020.

Nguồn Baoxaydung

Liên kết tới bài
Chia sẻ trên trang khác

Trả lời

Bạn có thể đăng bài và đăng ký sau. Bạn đã có tài khoản? Vui lòng ĐĂNG NHẬP để đăng bài.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn đã dán nội dung có định dạng.   Xóa bỏ định dạng

  Only 75 emoji are allowed.

×   Liên kết đã được nhúng tự động.   Thay thế bằng một liên kết

×   Nội dung trước của bạn đã được phục hồi.   Xóa nội dung soạn thảo

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

  • Đang xem

    • Không có thành viên nào đang xem trang này.
  • Chọn lọc

    • Diễn đàn vừa được nâng cấp phiên bản mới
      Nếu các bạn gặp lỗi gì thì vui lòng chụp lại và thông báo cho ad tại đây bằng cách trả lời chủ đề này.
       
      Trân trọng cảm ơn và chúc các bạn thành viên một ngày vui vẻ.
      • 0 trả lời mới
    • Diễn đàn nâng cấp thành công (27/7/2017)
      Chào các bạn thành viên,

      Diễn đàn vừa nâng cấp thành công phiên bản mới ngày 27/7/2017.
      Các tính năng mới: Đang cập nhật

      ...

      Sau quá trình nâng cấp có thể phát sinh lỗi, nếu có, các bạn vui lòng thông báo bằng cách trả lời bài viết này hoặc nhắn tin hoặc sử dụng chức năng báo cáo bài viết.

      Chúc các bạn hoạt động tốt trên Chợ Lạng Sơn.

      Trân trọng cảm ơn
      • 2 trả lời mới
×
×
  • Tạo mới...