Chuyển tới nội dung

Nhà gỗ kẻ truyền tại Long Xuyên


nhago

Recommended Posts

Nhà gỗ kẻ truyền là loại hình nhà ở không còn xa lạ gì với nhiều người nữa. Tuy nhiên nghe cái tên có vẻ không quá quen thuộc nên nhiều người còn thắc mắc nhà gỗ kẻ truyền là gì. Do đó nếu như bạn muốn biết nhà gỗ kẻ truyền là loại hình nhà ở gì thì hãy tìm hiểu cùng Nhà Gỗ Kim Huệ để nắm rõ hơn.

http://nhagokimhue.com/wp-content/uploads/2022/06/nha-ke-truyen-go-xoan-min.png

Nhà gỗ kẻ truyền là gì?

Nhà gỗ kẻ truyền là loại hình nhà ở truyền thống từ lâu đời của người dân Việt Nam. Loại hình này xuất hiện từ rất lâu rồi và chủ yếu được người đồng bằng Bắc Bộ xây dựng. Nhà ở này được đặc trưng bởi chất liệu bằng gỗ, mái ngói rêu phong và kết hợp cùng sân vườn. Bạn có thể hình dung từ những mẫu nhà vườn sẽ hiểu rõ hơn.

Với loại hình nhà ở này, vật liệu được sử dụng chính bằng gỗ. Gỗ được lựa chọn làm kèo, cột, khung cho mái ngói. Tác dụng chính là chịu lực cho toàn bộ khung của ngôi nhà. Các loại gỗ được sử dụng là gỗ tự nhiên như gỗ lim, gỗ mít, gỗ xoan, gỗ sên…

Nhà gỗ kẻ truyền là loại hình nhà ở truyền thống từ lâu đời của người dân Việt Nam

Phân loại nhà gỗ kẻ truyền

Nhà gỗ kẻ truyền được phân loại thành nhiều loại nhà khác nhau. Bạn có thể thấy nhà gỗ kẻ truyền được chia thành các loại gồm:

Nhà gỗ kẻ truyền 3 gian

Nhà gỗ kẻ truyền 4 gian

Nhà gỗ kẻ truyền 5 gian

Nhà gỗ kẻ truyền 6 gian.

Người ta phân loại nhà gỗ kẻ truyền theo số lượng gian nhà. Đặc biệt nhà gỗ kẻ truyền chỉ là 1 tầng chia thành nhiều gian và phân loại theo số lượng gian.

Vậy chi phí xây dựng nhà gỗ kẻ truyền thế nào?

Vì vật liệu chính của nhà gỗ kẻ truyền bằng gỗ tự nhiên nên việc tìm kiếm, lựa chọn gỗ phù hợp rất khó khăn. Chưa kể những loại gỗ thích hợp lại là loại cao cấp có giá thành rất cao. Do đó chi phí để xây dựng cũng như kỹ thuật để thi công nhà gỗ kẻ truyền rất lớn. Cần phải là đội ngũ có kinh nghiệm và chọn được gỗ tốt mới đảm bảo chất lượng của loại hình nhà ở này.

Vậy nhà gỗ kẻ truyền có kết cấu như thế nào?

Nhà gỗ kẻ truyền là dạng kết cấu chủ yếu sử dụng gỗ. Vậy với loại hình này thì kết cấu nhà gỗ kẻ truyền là gì? Cùng tìm hiểu để nắm rõ hơn dưới đây nhé.

Hệ thống cột

Nhà gỗ kẻ truyền sẽ bao gồm 1 hệ thống các loại cột khác nhau. Cột của loại nhà này được gọi theo tên. Chẳng hạn: cột cái, cột con, cột hiên, cột hậu… Trong đó cột cái là cột chính có chức năng chống đỡ cho toàn bộ ngôi nhà. Cột này dựng ở 2 đầu nhịp chính. Tiếp đến là cột con có nhiệm vụ là bệ đỡ không gian. Cột hậu là cột phụ nhằm giảm tải sức nặng cho cột chính, cột con nằm tại đầu nhịp phụ và 2 bên nhịp chính. Cột hiên được thiết kế ở mặt tiền trước nhà, nằm ở hiên nhà nên được gọi như thế.

Hệ thống xà

Hệ thống xà được chia thành xà nằm ngoài khung và xà nằm trong khung. Trong đó, xà nằm trong khung là loại được thiết kế ở độ cao đỉnh của các cột quần để kết nối đến cột cái. Xà được sử dụng để gắn cột cái của khung được gọi là xà lòng hoặc xà chếch. Với hệ thống xà cần được tính toán tỉ mỉ, cẩn thận thì mới có thể tạo sự cân đối, hài hòa và không bị lệch trọng lượng.

Hệ thống kẻ

Hệ thống kẻ được gọi là dầm đơn. Kẻ được thiết kế theo đường chéo của mái nhà. Mục đích của kẻ chính là liên kết lại các hệ cột thông qua mộng. Hệ thống kẻ được phân thành kẻ ngồi và kẻ hiên. Kẻ ngồi được dùng để gắn kết các cột cái và cột hậu lại với nhau. Kẻ hiên gọi là dầm đơn liên kết cột hậu với nhau.

Hệ thống con rường

Con rường là phần bộ phận gối nâng đỡ mái nhà. Loại dầm gỗ hộp được dùng để nâng đỡ hoành mái, được thiết kế xếp chồng lên nhau. Như vậy chiều dai của con rường sẽ được thu ngắn lại cho tới khi phù hợp với sự cân đối cho chiều vát của mái nhà. Nghĩa là con rường nếu được đặt ở trên thì sẽ càng ngắn lại.

Hệ thống con lợn

Hệ thống con lợn còn được gọi là rường bụng lợn. Cái tên này rất thân thuộc với cuộc sống của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Bộ phận này sẽ được đặt lên con rường bên dưới thông qua 2 đoạn cột ngắn và được gọi là trụ trốn. Tác dụng của con lợn sẽ là đỡ xà nóc. Bên dưới là phần ván để được trạm trổ trang trí hoa văn.

Hệ thống rường cụt

Hệ thống rường cụt chính là bộ phận ở giữa cột cái và cột hậu. Rường cột sẽ được đặt chồng lên trên xà nách. Nhiệm vụ chính là đỡ hoành. Càng lên cao thì chiều dài của rường cụt sẽ càng ngắn lại.

Kết cấu mái

Kết cấu của mái sẽ bao gồm: Hoành, rui, gạch màn, ngói mũi. Mỗi một bộ phận sẽ đảm nhận vai trò khác nhau.

qui-thuc-ve-kien-truc-khi-xay-dung-nha-go-co-truyen-viet-nam-nhagohoanggia-2-min.jpg

Liên kết tới bài
Chia sẻ trên trang khác

Trả lời

Bạn có thể đăng bài và đăng ký sau. Bạn đã có tài khoản? Vui lòng ĐĂNG NHẬP để đăng bài.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn đã dán nội dung có định dạng.   Xóa bỏ định dạng

  Only 75 emoji are allowed.

×   Liên kết đã được nhúng tự động.   Thay thế bằng một liên kết

×   Nội dung trước của bạn đã được phục hồi.   Xóa nội dung soạn thảo

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

  • Đang xem

    • Không có thành viên nào đang xem trang này.
  • Chọn lọc

    • Diễn đàn vừa được nâng cấp phiên bản mới
      Nếu các bạn gặp lỗi gì thì vui lòng chụp lại và thông báo cho ad tại đây bằng cách trả lời chủ đề này.
       
      Trân trọng cảm ơn và chúc các bạn thành viên một ngày vui vẻ.
      • 0 trả lời mới
    • Diễn đàn nâng cấp thành công (27/7/2017)
      Chào các bạn thành viên,

      Diễn đàn vừa nâng cấp thành công phiên bản mới ngày 27/7/2017.
      Các tính năng mới: Đang cập nhật

      ...

      Sau quá trình nâng cấp có thể phát sinh lỗi, nếu có, các bạn vui lòng thông báo bằng cách trả lời bài viết này hoặc nhắn tin hoặc sử dụng chức năng báo cáo bài viết.

      Chúc các bạn hoạt động tốt trên Chợ Lạng Sơn.

      Trân trọng cảm ơn
      • 2 trả lời mới
×
×
  • Tạo mới...