Chuyển tới nội dung

Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp tư nhân


Recommended Posts

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm vô hạn bằng mọi tài sản của mình. Chính vì vậy, doanh nghiệp tư nhân có sự linh hoạt và tính chủ động cao được rất nhiều người ưa chuộng. Doanh nghiệp tư nhân sở hữu nhiều ưu điểm như thủ tục thành lập đơn giản, chi phí thấp, dễ dàng quản lý và điều hành… Chính vì vậy, đây là lựa chọn ưa thích của nhiều cá nhân muốn phát triển sự nghiệp kinh doanh của mình.
 
5W8A3768%20(1).jpg
 
 
Thành lập doanh nghiệp tư nhân là gì?
 
Thành lập doanh nghiệp tư nhân là việc thực hiện các thủ tục để thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Trong quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân, bước đăng ký doanh nghiệp là rất quan trọng. Theo quy định của pháp luật, đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
 
Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân
 
Điều kiện về chủ sở hữu
Để thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu cũng cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, tổ chức và cá nhân được thành lập và quản lý doanh nghiệp, trừ một số trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
 
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
 
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
 
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
Như vậy, nếu cá nhân không thuộc các trường hợp trên thì đã đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân.
 
Điều kiện về ngành nghề
 
Theo quy định hiện hành, pháp luật cũng quy định rõ ràng những ngành nghề kinh doanh bị cấm và phải đáp ứng những điều kiện để kinh doanh.
Thứ nhất, theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Như vậy, khi thành lập công ty, các chủ thể đầu tư có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế, thế mạnh của mình, miễn là không thuộc các trường hợp ngành nghề thuộc danh mục cấm của pháp luật.
 
Những ngành nghề mà pháp luật nước ta cấm kinh doanh là các hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.
Thứ hai, đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.
Liên kết tới bài
Chia sẻ trên trang khác

Trả lời

Bạn có thể đăng bài và đăng ký sau. Bạn đã có tài khoản? Vui lòng ĐĂNG NHẬP để đăng bài.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn đã dán nội dung có định dạng.   Xóa bỏ định dạng

  Only 75 emoji are allowed.

×   Liên kết đã được nhúng tự động.   Thay thế bằng một liên kết

×   Nội dung trước của bạn đã được phục hồi.   Xóa nội dung soạn thảo

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

  • Đang xem

    • Không có thành viên nào đang xem trang này.
  • Chọn lọc

    • Diễn đàn vừa được nâng cấp phiên bản mới
      Nếu các bạn gặp lỗi gì thì vui lòng chụp lại và thông báo cho ad tại đây bằng cách trả lời chủ đề này.
       
      Trân trọng cảm ơn và chúc các bạn thành viên một ngày vui vẻ.
      • 0 trả lời mới
    • Diễn đàn nâng cấp thành công (27/7/2017)
      Chào các bạn thành viên,

      Diễn đàn vừa nâng cấp thành công phiên bản mới ngày 27/7/2017.
      Các tính năng mới: Đang cập nhật

      ...

      Sau quá trình nâng cấp có thể phát sinh lỗi, nếu có, các bạn vui lòng thông báo bằng cách trả lời bài viết này hoặc nhắn tin hoặc sử dụng chức năng báo cáo bài viết.

      Chúc các bạn hoạt động tốt trên Chợ Lạng Sơn.

      Trân trọng cảm ơn
      • 2 trả lời mới
×
×
  • Tạo mới...