Chuyển tới nội dung

Tìm trên diễn đàn

Đang hiển thị kết quả đối với tags 'đa cấp'.

  • Tìm theo Thẻ

    Phân biệt các thẻ bằng dấu phẩy
  • Tìm theo tác giả

Nội dung


Diễn đàn

  • ĐIỆN THOẠI
    • 1. Điện thoại
    • 2. Sim, thẻ
    • 3. Linh phụ kiện
    • 4. Sửa chữa, dịch vụ
    • 5. Ứng dụng
    • Hỏi - đáp
  • MÁY TÍNH
    • 1. Máy tính để bàn
    • 2. Laptop và Netbook
    • 3. Máy tính bảng
    • 4. Linh phụ kiện
    • 5. Phần mềm & Ứng dụng
    • 6. Dịch vụ, sửa chữa
    • Hỏi - đáp
  • ĐIỆN MÁY
    • 1. Kỹ thuật số
    • 2. Điện máy
    • 3. Sửa chữa Điện máy
    • 4. Điện máy tổng hợp
    • Thảo luận
  • NHÀ, ĐẤT
    • 1. Nội thất - Ngoại thất
    • 2. Nhà cửa, Đất đai
    • 3. Thuê - Cho thuê
    • 4. Dịch vụ - Tư vấn
    • 5. Xây dựng, sửa chữa
    • Thảo luận
  • Ô TÔ, XE MÁY, XE ĐẠP
    • 1. Ô tô
    • 2. Xe máy
    • 3. Xe đạp
    • 4. Linh, phụ kiện, đồ chơi
    • 5. Dịch vụ, sửa chữa, lắp đặt
    • Thảo luận
  • THỜI TRANG - PHỤ KIỆN
    • 1. Thời trang Nam, Nữ
    • 2. Mẹ và Bé yêu
    • 3. Giày dép - Balô - Túi xách
    • 4. Góc hàng hiệu
    • 5. Trang sức - Phụ kiện
    • 6. Thời trang tổng hợp
    • Thảo luận
  • DỊCH VỤ TẠI GIA ĐÌNH
    • Hàng tiêu dùng
    • Điện, nước
    • Xây dựng
    • Vệ sinh, dọn dẹp
    • Sửa chữa, lắp đặt
    • Dịch vụ gia đình khác
  • DANH MỤC CHỢ LẠNG SƠN KHÁC
    • CHƠI, ĂN, GIẢI TRÍ
    • KHỎE & ĐẸP
    • DỊCH VỤ KHÁC
    • ĐẶC BIỆT
    • PHỐ ĐI BỘ LẠNG SƠN
  • NGOÀI LẠNG SƠN
    • 1. Dịch vụ
    • 2. Sản phẩm
  • Cộng đồng
    • Tán chuyện, chat chit
  • THÔNG TIN
    • Thông báo
    • Thắc mắc - Góp ý

Tìm kết quả trong...

Tìm kết quả mà...


Ngày đăng

  • Start

    End


Cập nhật cuối

  • Start

    End


Lọc theo số lượng...

Đăng ký

  • Start

    End


Nhóm


Facebook


Google +


Website


Yahoo


ICQ


Skype


Zalo


Phone


Tên thật


Giới tính


Địa chỉ


Sở thích


Kinh doanh

Tìm thấy 2 kết quả

  1. Dính bẫy lừa đảo đa cấp vì dân trí thấp Bán hàng đa cấp không xấu, nhưng nó đòi hỏi một nền dân trí cao. Ở đó, nhiều người có kiến thức tốt về kinh tế, cơ quan quản lý phải đủ mạnh. Tại Việt Nam, loại hình này đã bị biến tướng thành một hình thức lừa đảo theo mạng lưới. >Ngày càng lắm thủ đoạn lừa đảo Hiện nay trên địa bàn cả nước xuất hiện một số công ty lợi dụng kẽ hở của luật pháp đã mở hình thức kinh doanh bán gian hàng ảo trên mạng mà họ gọi là thương mại điện tử, nhưng thực chất là một hình thức lừa đảo đa cấp. Ngay sau khi VnExpress đưa tin nhiều người 'sa bẫy' thương mại điện tử đa cấp, tòa soạn nhận được sự quan tâm đặc biệt đông đảo độc giả, thể hiện qua hàng ngàn ý kiến phản hồi. Phần lớn độc giả cảnh báo, hiện nay tình trạng này đã xảy ra khắp nơi, từ thành thị tới nông thôn, đã có hàng triệu người bị lừa vào đường dây lừa đảo kiểu này và hậu quả là "tiền mất tật mang". Những người tham gia vì tiếc số vốn đã đầu tư nên buộc phải gỡ gạc lại bằng cách tiếp tục đi lừa những người khác, trong khi đó những người bị lừa lại chính là những người thân của mình. Tham gia vào những đường dây này không những mất tiền mà còn mất đi tình cảm của bạn bè và người thân. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ, đâu là bán hàng đa cấp và đâu là lừa đảo đa cấp. Bản chất của hình thức bán hàng đa cấp không xấu, chỉ có những công ty lợi dụng mô hình kinh doanh đa cấp để lừa đảo mới đáng lên án. Việc lừa đảo đa cấp theo hình thức truyền thống hiện nay đã bắt đầu đến chu kỳ thoái trào, chính vì vậy những tên lừa đảo lại nghĩ ra những chiêu cao hơn, đó là gắn lừa đảo đa cấp với thương mại điện tử (TMĐT), một hình thức kinh doanh đang phát triển với tốc độ chóng mặt tại Việt Nam và được nhà nước khuyến khích. Nhận định về điều này độc giả Cao Hồng Vũ cho rằng: "Đây không phải là kinh doanh đa cấp. Mọi người nên tự trang bị cho mình kiến thức, để nhận ra đâu là kinh doanh đa cấp, đâu là lừa đảo ăn theo bán hàng đa cấp, đừng nhìn theo kiểu hễ thấy có mạng lưới thì gắn cho nó cái từ đa cấp mà tội cho những người kinh doanh đa cấp chân chính. Chính vì sự quy kết, và thành kiến nó làm trì trệ sự phát triển của xã hội, giống như sau sự kiện này, bao nhiêu người sẽ mất lòng tin vào thương mại điện tử? Và bao nhiêu người sẽ càng ác cảm hơn về kinh doanh đa cấp?" Đồng quan điểm này, độc giả Nguyễn phân tích: " Bán hàng đa cấp không xấu, chỉ chưa nên áp dụng tại Việt Nam. Bởi vì bán hàng đa cấp được xem là một phát minh cực kỳ hay trong kinh doanh. Nhưng hình thức này đòi hỏi một nền dân trí cao. Ở đó, nhiều người có kiến thức về kinh tế tốt, cơ quan quản lý đủ mạnh. Tại Việt Nam, loại hình này thường bị lạm dụng. Người tham gia trước lợi dụng lòng tham và sự thiếu hiểu biết của người tham gia sau. Cứ như vậy, loại hình này bị lạm dụng và biến tướng thành một hình thức lừa đảo theo mạng lưới". Còn độc giả Lý Chí Dũng thì cho rằng, bán hàng đa cấp là một hình thức kinh doanh tuyệt vời, loại hình kinh doanh này không cần đến quảng cáo, giảm chi phí khi đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên nhiều người vì lòng tham nên tham gia một cách mù quáng, không tìm hiểu kỹ sản phẩm và hệ thống kinh doanh nên mới bị lừa". Nhiều người cũng bức xúc việc đánh đồng TMĐT với hình thức lừa đảo đa cấp khiến người dân không còn tin tưởng vào hình thức kinh doanh tiên tiến này. Những người này cho rằng hiện tượng một số công ty lừa đảo lợi dụng danh nghĩa của TMĐT sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thương mại điện tử. Độc giả Nguyễn Tuấn Linh nhận định: "Thương mại điện tử ngày nay không còn xa lạ ở những quốc gia phát triển trên thế giới, bằng chứng là ở những nước phát triển như Mỹ, Anh... hay gần chúng ta nhất là Singapore thì tỷ lệ lưu thông hàng hóa trên kênh phân phối này đạt từ 50 - 70%. TMĐT hay nói khác đi là một xu thế phát triển của xã hội. Vấn đề ở đây là không có ngành nghề gì xấu, chỉ có con người làm nghề đó xấu mà thôi. Tôi cũng tham gia TMĐT và đang sử dụng những tiện ích mà mô hình kinh doanh này đem lại". Lo ngại việc những "con sâu làm rầu nồi canh", độc giả có nick name K1 kiến nghị: "Những công ty hoạt động theo hình thức lừa đảo cần nhanh chóng bị dẹp bỏ. Hiện nay TMĐT tại Việt Nam mới được hình thành và đó là điều mà rất nhiều người mong muốn, doanh nghiệp và người tiêu dùng đều được hưởng lợi từ hình thức kinh doanh này. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra thì việc phát triển TMĐT tại Việt Nam sẽ rất khó khăn do người dân bị mất lòng tin, làm ảnh hưởng đến công cuộc phát triển đất nước". Lừa đảo đa cấp đã được rất nhiều phương tiện truyền thông cảnh báo, tuy nhiên rất nhiều người vẫn dính bẫy. Khi tham gia vào những mạng lưới này, bạn không chỉ mất tiền mà còn mất đi những người thân. Độc giả Phạm Đức Hoàn trăn trở: "Tôi thực sự đau lòng khi nhìn thấy hoàn cảnh nhiều thành viên tham gia, họ vừa đáng thương nhưng cũng đáng trách. Họ sẵn sàng lôi kéo những người thân và bạn bè của mình vào, có lẽ cũng bởi tiếc số vốn đã bỏ ra nên cố gắng lôi kéo để gỡ lại. Đau xót hơn có những người muốn được tham gia mà không có tiền còn phải gọi cả bố mẹ từ quê xa xôi lên Hà Nội, nhìn cảnh những ông bố bà mẹ cần kiệm gầy guộc mà xót xa vô cùng. Các bạn sinh viên vừa từ quê ra thành phố học còn bỡ ngỡ và lạ lẫm thì nên tránh xa những loại hình kinh doanh như này"- độc giả này khuyến cáo. Bạn đọc tên Lan nêu ý kiến: "Sự việc này xưa lắm rồi mà vẫn có người bị lừa, chẳng qua là ham lợi, thiếu hiểu biết mà không biết hậu quả của nó, đây là bài học cảnh tỉnh cho mọi người, bởi vì trên đời này không có việc gì dễ làm mà kiếm được nhiều tiền đâu". Thạch Lam Xem bình luận tại: http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/07/dinh-bay-lua-dao-da-cap-vi-dan-tri-thap/
  2. (VEF.VN) - Việc mua bán qua mạng luôn tiềm ẩn rủi ro khi xuất hiện nhiều phi vụ lừa đảo bán hàng, với những chiêu thức từ đơn giản đến tinh vi… Nhiều chiêu lừa đảo đơn giản Thực tế, nhiều vụ lừa đảo đã xảy ra. Kẻ lừa đảo đã áp dụng nhiều thủ đoạn khiến người mua hàng dễ dàng lâm nạn. Có khi chỉ với vài mánh lới lừa đảo đơn giản, rất nhiều người đã mất tiền oan vì mua hàng qua mạng. Có khi là những chiêu thức tinh vi khiến người mua hàng dù có khôn ngoan, tỉnh táo cũng có thể bị mắc bẫy. Gây sốc nhất trong giới mua bán, đấu giá qua mạng là trường hợp Hoàng Thế Anh (SN 1987, ở Thái Nguyên). Vốn có kiến thức về tin học, Thế Anh thường xuyên lên hai trang mạng chodientu.vn và nganluong.vn và phát hiện thấy nhiều sơ hở của việc giao dịch mua bán đấu giá trên mạng. Thế Anh đã lập một hòm thư điện tử riêng, làm trung gian giữa người mua và người bán để "hớt" tay trên của khách hàng khi giao dịch. Với thủ đoạn trên, từ tháng 8/2009 - 10/2010, Thế Anh đã thực hiện trót lọt 7 vụ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 101 triệu đồng của nạn nhân sau khi bỏ tiền ra mua máy tính xách tay, điện thoại Iphone... Trước đó, giới kinh doanh qua mạng cũng hỗn loạn vì trường hợp lừa đảo của Thạch Sĩ Châu (sinh viên năm 3, Trường Cao đẳng xây dựng số 2 (Thủ Đức - TP HCM). Châu đã lập trang web camerajapan123.110mb.com để bán các loại máy ảnh qua mạng, sau đó đăng quảng cáo về website của mình tại nhiều trang mua bán trên mạng... Trên thực tế, Châu chẳng có cửa hàng cũng như không hề có chiếc máy ảnh nào. Song khi ai có nhu cầu mua máy thì đối tượng yêu cầu phải đặt trước 20% giá trị và chuyển khoản vào tài khoản của Châu dưới một cái tên giả. Khi mọi người đã chuyển tiền, Châu liền rút hết số tiền đặt cọc đó, còn người mua thì chờ máy trong vô vọng. Ngày càng có nhiều người chọn phương thức mua hàng qua mạng vì tiện lợi và tiết kiệm thời gian Không chỉ tự lập trang web riêng, nhiều người còn sử dụng chiêu bài "phát triển thương mại điện tử" để biến tướng thành bán hàng đa cấp. Những trang web này được lập ra để bán hàng hóa nhưng thực tế, các lệnh mua bán rất ít, thậm chí không có sự đầu tư cho các công cụ hỗ trợ mua bán. Thay vào đó là việc bán gian hàng ảo cho mọi người muốn tham gia thành cộng tác viên của trang web. Khách hàng tự lo thân mình Thông tư số 46 năm 2010 của Bộ Công thương có những quy định về trách nhiệm của các thương nhân tham gia cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trong đó, đã có quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa thương nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người mua hàng thông qua hợp đồng thỏa thuận. Song, khi có tranh chấp xảy ra, thông tư này lại bỏ ngỏ trách nhiệm của chủ website mua bán, rao vặt miễn phí. Dù trong nội quy của các diễn đàn, website này đều có quy định dành cho người rao, đăng tin không được bán hàng giả, hàng trái phép, hàng kém chất lượng... tuy nhiên, thực tế, các quản trị diễn đàn không kiểm soát được thông tin thật sự về chất lượng hàng hóa được đưa lên. Họ chủ yếu chỉ kiểm soát những thành viên bán hàng cấm, hàng nhạy cảm, còn việc ai bán hàng giả, hàng không đúng chất lượng như quảng cáo thì chỉ khi xảy ra những vụ kiện cáo, tố cáo nhau thì họ mới biết. Các thông tin về người rao hàng thậm chí cũng không được kiểm định nên thường là thông tin ảo, và khách hàng dễ bị lừa. Chiêu thức lừa đảo qua mạng của các đối tượng cũng ngày một tinh vi. Những đối tượng lừa đảo thường lợi dụng kẽ hở từ tâm lý của người dân khi tham gia mua bán trên mạng là thích thanh toán bằng chuyển khoản mà không qua các cổng thanh toán bảo đảm. Mà không phải sàn giao dịch hay các trang web mua bán trên mạng nào cũng có các biện pháp bảo vệ người mua hay chủ động, tích cực với các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia. Nạn lừa đảo bán hàng qua mạng đang khiến nhiều người đau đầu. Những trường hợp mua hàng kém chất lượng, hàng rởm, hay mất tiền mà không có hàng vẫn liên tiếp xảy ra... Trong khi pháp luật quy định về lĩnh vực này còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, người tiêu dùng hãy nên biết tự bảo vệ mình. Theo một số doanh nghiệp kinh doanh qua mạng, khách hàng chỉ nên tham gia vào các sàn giao dịch uy tín, đảm bảo quyền lợi cho người mua, hỗ trợ người dùng khi có sự cố xảy ra. Nên tìm hiểu kỹ thông tin về mặt hàng; kiểm tra thông tin về công ty, người bán hàng trực tuyến; tìm hiểu chính sách mua bán, quy định, bảo hành. Khách hàng nên kiểm tra kỹ hàng hóa trước khi thanh toán và nên chọn chế độ thanh toán tạm giữ để đảm bảo được bồi hoàn tiền khi có sự cố xảy ra.
×
×
  • Tạo mới...