Chuyển tới nội dung

07 vấn đề pháp lý về góp vốn vào doanh nghiệp


Recommended Posts

Hiện nay, hợp tác kinh doanh không còn là một khái niệm mới lại trong thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp có xu hướng cùng góp vốn kinh doanh để giảm thiểu gánh nặng chi phí. Và nếu bạn đang băn khoăn về 07 vấn đề pháp lý về góp vốn vào doanh nghiệp, hãy đọc ngay nội dung sau nhé!
 
07-van-de-phap-ly-ve-gop-von-vao-doanh-n
 
1. Đối tượng góp vốn.
 
Tất cả các tổ chức là pháp nhân. Bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính) và mọi cá nhân (không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú), nếu không thuộc đối tượng quy định tại điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020 đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp.
 
Lưu ý:
  • Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ/chồng của người đó không được phép góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý (cơ quan nhà nước).
  • Công chức không thể góp vốn vào công ty TNHH.
  • Công chức chỉ được góp vốn vào công ty cổ phần với tư cách là cổ đông mà không được tham gia Hội đồng quản trị. Được góp vốn vào công ty hợp danh với tư cách là thanh viên góp vốn.
 
2. Loại tài sản góp vốn.
 
Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
 
Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
 
3. Thời hạn góp vốn.
 
– Đối với công ty TNHH 1 Thành viên: Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
 
– Đối với công ty cổ phần: Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.
 
– Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
 
– Đối với doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải góp đủ và đảm bảo đủ ngay khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân. Vì chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
 
Lưu ý: Riêng công ty TNHH có thể góp vốn theo thời hạn quy định trong điều lệ công ty.
 
4. Vốn điều lệ.
 
“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”.
 
Tuy nhiên, việc đăng ký vốn điều lệ nên phù hợp với khả năng tài chính. Không nên đăng ký với một số vốn quá thấp vì có thể sẽ bị từ chối đầu tư. Và cũng không nên đăng ký vốn điều lệ quá cao so với khả năng thực góp. Do sau thời hạn góp vốn theo quy định, nếu không góp hoặc góp không đủ số vốn như đã cam kết thì phải tiến hành đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Và đây là điều đáng lưu ý trong các vấn đề pháp lý về góp vốn trong doanh nghiệp.
 
5. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn.
 
Thành viên công ty TNHH, Công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty:
 
– Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó. Hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 
– Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu. Việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản có xác nhận bằng văn bản.
 
– Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam. Ngoại tệ tự do chuyển đổi. Vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
 
Đối với doanh nghiệp tư nhân, tài sản dùng trong hoạt động kinh doanh không cần phải đăng ký chuyển quyền sở hữu tài sản.
 
6. Định giá tài sản góp vốn.
 
Tất cả các thành viên sáng lập có quyền tự định giá. Định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc theo một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Không bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan nhà nước hoặc công chứng.
 
Khi có thành viên mới góp vốn hoặc khi có yêu cầu định giá lại tài sản. Người định giá phải là Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị.
 
Nếu định giá cao hơn so với giá thực tế tại thời điểm góp vốn. Người góp vốn kinh doanh và người định giá phải góp đủ số vốn như đã được định giá. Nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.
 
7. Cấp giấy chứng nhận góp vốn.
 
Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp. Công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
  • Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  • Vốn điều lệ của công ty;
  • Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch. Số Thẻ CCCD/ CMND/ Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác. Đối với thành viên là cá nhân;
  • Tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính. Đối với thành viên là tổ chức;
  • Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;
  • Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Giấy chứng nhận góp vốn có ý nghĩa quan trọng với thành viên công ty và cũng là vấn đề pháp lý quan trọng về góp vốn vào công ty. Đó là chứng từ xác nhận việc góp đủ phần vốn góp đã đăng ký của thành viên thể hiện quyền, nghĩa vụ và tính chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn mà thành viên đã góp vào doanh nghiệp.
Liên kết tới bài
Chia sẻ trên trang khác

Trả lời

Bạn có thể đăng bài và đăng ký sau. Bạn đã có tài khoản? Vui lòng ĐĂNG NHẬP để đăng bài.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn đã dán nội dung có định dạng.   Xóa bỏ định dạng

  Only 75 emoji are allowed.

×   Liên kết đã được nhúng tự động.   Thay thế bằng một liên kết

×   Nội dung trước của bạn đã được phục hồi.   Xóa nội dung soạn thảo

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

  • Đang xem

    • Không có thành viên nào đang xem trang này.
  • Chọn lọc

    • Diễn đàn vừa được nâng cấp phiên bản mới
      Nếu các bạn gặp lỗi gì thì vui lòng chụp lại và thông báo cho ad tại đây bằng cách trả lời chủ đề này.
       
      Trân trọng cảm ơn và chúc các bạn thành viên một ngày vui vẻ.
      • 0 trả lời mới
    • Diễn đàn nâng cấp thành công (27/7/2017)
      Chào các bạn thành viên,

      Diễn đàn vừa nâng cấp thành công phiên bản mới ngày 27/7/2017.
      Các tính năng mới: Đang cập nhật

      ...

      Sau quá trình nâng cấp có thể phát sinh lỗi, nếu có, các bạn vui lòng thông báo bằng cách trả lời bài viết này hoặc nhắn tin hoặc sử dụng chức năng báo cáo bài viết.

      Chúc các bạn hoạt động tốt trên Chợ Lạng Sơn.

      Trân trọng cảm ơn
      • 2 trả lời mới
×
×
  • Tạo mới...