Chuyển tới nội dung

Những yếu tố quan trọng trong mô hình scrum 


Recommended Posts

 

Mô hình Scrum đã trở thành một trong những phương pháp quản lý dự án phổ biến và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Để thành công trong việc triển khai Scrum, các doanh nghiệp cần hiểu rõ và tuân thủ những yếu tố quan trọng của mô hình này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến những yếu tố quan trọng nhất trong mô hình Scrum và tại sao chúng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được thành công trong quản lý dự án.

 

3-eGCyoDtw7boG5TaCwQOi9iaLo6PRC6P38xsqz65PXnnLjsqqnVGmaXTz-mRzH78q8uhy1bixTIqWz1godhX_lkMQJ-NxYgSmiAQKhvVMDrq26eYpfxmHaKBF005gId_pFkj0yy7D5kcJro_jzWg9M

Scrum là gì?

Scrum là một Agile framework giúp đội ngũ dự án quản lý công việc của học thông qua các giá trị, nguyên tắc và thực tiễn. 

Scrum khuyến khích đội ngũ tự học hỏi thông qua kinh nghiệm, tự tổ chức trong giải quyết vấn đề và tự suy ngẫm về thành tựu cũng như hậu quả để liên tục cải thiện.

Trọng tâm của Scrum là Sprint. Một dự án Scrum chia thời gian dự án thành nhiều Sprint, mỗi Sprint kéo dài khoảng 1-4 tuần và trong thời gian đó sẽ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định.

Các vai trò trong Scrum

Product Owner

Product Owner (PO) là người chịu trách nhiệm tối ưu giá trị tạo ra bằng cách đưa ra quyết định về tính năng của sản phẩm, đánh giá và sắp xếp ưu tiên cho từng hạng mục tính năng.

Product Owner cũng là người tạo ra Product Backlog, được dùng để lưu trữ các hạng mục tính năng của sản phẩm.

GoSELL lưu ý PO là người thường xuyên tiếp xúc và trao đổi với khách hàng nhằm đảm bảo rằng dự án sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất cho khách hàng bằng cách tạo ra một sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.

Scrum Master

Scrum Master (SM)  là người chịu trách nhiệm về hiệu quả làm việc của Development Team đạt hiệu quả cao cũng như theo đúng nguyên lý và quy tắc của Scrum framework.

Chính xác thì công việc của SM là dẫn dắt Team đi theo các quy trình của Scrum và hỗ trợ Team trong việc hoàn thành dự án.

Tại Việt Nam thì SM còn thường đảm nhận thêm nhiều công tác quản lý truyền thống như lên kế hoạch, giám sát nên SM còn được gọi là PM Agile (phân biệt với PM truyền thống).

Development Team

Development Team hay đội ngũ phát triển bao gồm tất cả các thành viên tham gia phát triển dự án như developer, tester, designer, … Họ là những người trực tiếp xây dựng các tính năng của sản phẩm và có nhiệm vụ chuyển giao các thành quả tăng trưởng vào mỗi cuối Sprint.

Tạo tác của Scrum

Tạo tác của Scrum hay Scrum Artifacts là những công cụ trong Scrum được sử dụng để giải quyết vấn đề và quản lý dự án. Ngoài ra chúng còn được sử dụng để giúp cho các bên liên quan hiểu về chi tiết dự án và dự án đang diễn ra như thế nào.

Product Backlog

Product Backlog là một danh sách  bao gồm các tính năng, yêu cầu, cải tiến và chỉnh sửa cần hoàn thành để dự án thành công. Các hạng mục trong Product Backlog được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và quản lý bởi Product Owner.

Product Backlog là không cố định, hoàn toàn có thể bị thay đổi từ nội dung đến thứ tự ưu tiên. Do đó, PO có nhiệm vụ bảo trì và làm mịn nó.

Ngoài ra, PO phải giải thích được chi tiết của từng hạng mục để các thành viên có hiểu biết chung về sản phẩm, tránh việc làm sai yêu cầu của dự án.

Sprint Backlog

Sprint Backlog là một hạng mục cần hoàn thành trong Sprint, có thể coi như là tập hợp con của Product Backlog và có tính chất tương tự. 

Điểm khác biệt giữa Sprint Backlog và Product Backlog là Sprint Backlog được quản lý bởi Development Team còn Product Backlog được quản lý bởi Product Owner.

Với mỗi Sprint, đội ngũ dự án chọn ra các hạng mục từ Product Backlog và đưa vào Sprint Backlog, điều này sẽ diễn ra trong buổi Sprint Planning. 

Sprint Backlog có thể linh hoạt nhưng các mục tiêu cơ bản thì đội ngũ dự án phải hoàn thành và không thể nhượng bộ.

Product Increment

Product Incremental là sản phẩm có một phần tính năng “hoàn chỉnh”  được đội ngũ bàn giao vào mỗi cuối sprint. Còn về định nghĩa “hoàn chỉnh” thì được PO xác định ở đầu sprint (thuật ngữ là Definition of Done – DoD).

Scrum chia dự án thành các Sprint nhưng các đầu ra của từng sprint phải liên quan tới nhau, sau mỗi sprint thì sản phẩm lại có sự tăng trưởng. 

Bạn có thể hiểu rằng thay vì đợi đến khi hoàn thiện dự án mới bàn giao cho khách hàng thì với Scrum, mỗi sprint đều bàn giao 1 phần của sản phẩm cuối cùng cho khách hàng. Chúng ta có thể cải thiện liên tục thông qua các phản hồi thực tế từ khách hàng.

Product Increment là thuật ngữ tạo tác ít xuất hiện nhất vì nó có thể được gọi với nhiều tên khác nhau như sprint goal, milestone. Tuy nhiên thực tế thì nó lại là phần quan trọng nhất của Scrum và chính nó đã khiến Scrum trở nên phổ biến với lợi ích của mình.

Tóm lại, những yếu tố quan trọng như sự linh hoạt, tương tác, tự tổ chức, và lập kế hoạch liên tục đóng vai trò quan trọng trong mô hình Scrum. Bằng cách hiểu rõ và áp dụng những yếu tố này một cách chính xác, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu suất làm việc và đạt được thành công trong quản lý dự án.



 

Liên kết tới bài
Chia sẻ trên trang khác

Trả lời

Bạn có thể đăng bài và đăng ký sau. Bạn đã có tài khoản? Vui lòng ĐĂNG NHẬP để đăng bài.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn đã dán nội dung có định dạng.   Xóa bỏ định dạng

  Only 75 emoji are allowed.

×   Liên kết đã được nhúng tự động.   Thay thế bằng một liên kết

×   Nội dung trước của bạn đã được phục hồi.   Xóa nội dung soạn thảo

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

  • Đang xem

    • Không có thành viên nào đang xem trang này.
  • Chọn lọc

    • Diễn đàn vừa được nâng cấp phiên bản mới
      Nếu các bạn gặp lỗi gì thì vui lòng chụp lại và thông báo cho ad tại đây bằng cách trả lời chủ đề này.
       
      Trân trọng cảm ơn và chúc các bạn thành viên một ngày vui vẻ.
      • 0 trả lời mới
    • Diễn đàn nâng cấp thành công (27/7/2017)
      Chào các bạn thành viên,

      Diễn đàn vừa nâng cấp thành công phiên bản mới ngày 27/7/2017.
      Các tính năng mới: Đang cập nhật

      ...

      Sau quá trình nâng cấp có thể phát sinh lỗi, nếu có, các bạn vui lòng thông báo bằng cách trả lời bài viết này hoặc nhắn tin hoặc sử dụng chức năng báo cáo bài viết.

      Chúc các bạn hoạt động tốt trên Chợ Lạng Sơn.

      Trân trọng cảm ơn
      • 2 trả lời mới
×
×
  • Tạo mới...